THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH TIÊU BIỂU CHÀO MỪNG 94 NĂM, NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CÔNG SẢN VIỆT NAM 03 /02/1930 - 03/02/2024.

Trang chủ/ Thông tin tuyên truyền

  09/10/2024     |  Lượt xem 451   

KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY SINH ĐẠI TƯỚNG CHU HUY MÂN (17/03/1013 - 17/03/2023)

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (17/3/1913-17/3/2023) Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam

Đại tướng Chu Huy Mân. Ảnh: Tư liệu.

Đồng chí Chu Huy Mân tên thật là Chu Văn Điều, sinh ngày 17/3/1913 trong một gia đình nông dân nghèo tại xã Yên Lưu, tổng Yên Trường, phủ Hưng Nguyên (nay là xã Hưng Hòa, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An). Ông là một người sớm giác ngộ Cách mạng, vào năm 1929 khi chỉ mới 16 tuổi, ông đã thoát ly hoạt động tích cực trong phong trào yêu nước. Đến năm 1930, ông tham gia phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh, gia nhập Đội Tự vệ Đỏ - một trong đội quân tiền thân Quân đội nhân dân Việt Nam.

Cuối năm 1930, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng có năng lực, có uy tín nên ông đã được bầu làm Bí thư Chi bộ xã, rồi Bí thư Huyện ủy Hưng Nguyên. Là một cán bộ trẻ, được tổ chức và nhân dân tin cậy, lập trường kiên định, không đội trời chung với kẻ thù, ông luôn bị bọn thực dân Pháp và tay sai ráo riết truy lùng. Năm 24 tuổi ông bị bắt, bị kết án khổ sai, đày đi biệt xứ. 6 năm sống trong nhà tù đế quốc, từ nhà lao Vinh đến nhà lao Đăk Tô, Đăc Lay, Kon Tum, mặc kẻ thù dùng mọi thủ đoạn cực hình tra tấn, ông vẫn kiên cường, bất khuất không khai một lời. Đầu năm 1943, ông vượt ngục về thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn bán lạc rang tìm cách bắt liên lạc với cơ sở. Lúc này, ông lấy tên là Lạc. Khi bắt được liên lạc với Đảng, ông làm Ban Vận động Việt Minh tỉnh Quảng Nam và Tỉnh ủy Quảng Nam. Khi Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công, Chu Huy Mân được phân công làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam. Ông có công lớn trong phát triển lực lượng Cách mạng ở địa phương, xây dựng và bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân non trẻ.

Đến cuối năm 1945, ông được Trung ương Đảng điều ra Huế giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quân chính khu C gồm 4 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam; chính trị viên Mặt trận đường 9 Đông Hà - Xa Vẳn Na Khệt. Cuối năm 1946, ông được điều ra làm Trưởng Ban Kiểm tra xây dựng Đảng Quân khu ủy Việt Bắc, rồi lần lượt giữ các chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 72, Trung đoàn 74 Cao Bằng, Chính ủy Trung đoàn 174 Cao - Bắc - Lạng.

Tháng 5/1951, ông được giao làm Phó Chính ủy, rồi Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Đại đoàn 316 lãnh đạo Đại đoàn tham gia nhiều chiến dịch lớn. Đặc biệt, ngày 13/3/1954, Đại đoàn 316 đánh trận mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ, tiêu diệt cứ điểm Him Lam, tham gia trận đánh cuối cùng bắt tướng Đờ Cát.

Từ năm 1954 đến năm 1960, ông được 2 lần Đảng, Hồ Chủ tịch giao nhiêm vụ làm Đoàn trưởng kiêm Bí thử Đảng ủy Đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại nước bạn Lào. Thấm nhuần tư tưởng và lời dạy của Bác "Giúp bạn là tự giúp mình", ông góp phần quan trọng giúp Cách mạng Lào không ngừng phát triển. Ông được Đảng, quân đội, nhân dân các bộ tộc Lào trìu mến đặt cho tên "Tướng Thao Chăn".

Trong 2 năm 1958 đến năm 1959, ông lần lượt giữ các chức Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Quân khu 4, rồi Chỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Quân khu Tây Bắc. Năm 1961 trở lại làm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy, kiêm Tư lệnh Quân khu 4, năm 1962 được Quân đội cử đi học tại Học viện Phowrunde (Liên Xô).

Tháng 9/1963, cuộc giải phóng miền Nam được sang thời kỳ mới. Quân khu 5 bị địch tập trung càn quét, gây nhiều tổn thất cho lực lượng Cách mạng. Trước tình hình khó khăn ông được Trung ương Đảng điều vào chiến trường Khu 5 lần lượt giữ các chức vụ: Trưởng đoàn kiểm tra Quân ủy Trung ương nghiên cứu phong trào Cách mạng của Quân khu 5, Phó Bí thư Khu ủy, rồi Chính ủy, Bí thư khu ủy Quân khu 5. Ông đã chỉ đạo lực lượng vũ trang Quân khu 5 đánh thắng thiết xa của địch trong lúc thiếu vũ khí chống tăng, bắn rơi máy bay bằng súng trường và trung liên. Ngày 07/5/1965, sư đoàn lính thủy số 3 của Mỹ đổ bộ lên xã Kỳ Liên (tỉnh Quảng Nam). Lúc bấy giờ, ở Quảng Nam có một số người nảy sinh tư tưởng sợ Mỹ. Trong lúc chưa tìm ra cách đối phó thì nhận điện chỉ đạo của ông Chu Huy Mân Tư lệnh Quân khu 5, với biệt danh "Hai mạnh", có nghĩa là "Chuyển mạnh tư tưởng trong du kích và bộ đội từ đánh ngụy sang đánh Mỹ, xây dựng vành đại diệt Mỹ ở Chu Lai, tìm cách diệt gọn đại đội Mỹ".

Toàn Quân khu 5 đã phát động phong trào toàn dân hiến kế đánh Mỹ xâm lược. Ngày 26/5/1965, Đại đội 2, Tiểu đoàn 70 Quảng Nam lần đầu tiên tiêu diệt gọn 1 đại đội quân Mỹ. Địch không ngờ vành đai Chu Lai đã làm thất điên bát đảo kế hoạch của chúng. Từ vành đai Chu Lai nở rộ phong trào diệt Mỹ trên chiến trường miền Nam. Từ đó, Quân khu 5 xây dựng được thế trận khá vững chắc ở cả đồng bằng và vùng rừng núi. Tháng 8/1965, ông được giao Tư lệnh kiêm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Mặt trận B3 - Tây Nguyên. Tháng 9/1965, Mỹ đưa lực lượng lên Tây Nguyên để chốt chặn địa bàn chiến lược quan trọng. Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên đứng đầu là ông Chu Huy Mân đã quyết định không mở chiến dịch giải phóng Bắc Tây Nguyên nữa mà mở chiến dịch Plâyme - Ia Đrăng.

Căn cứ Plâyme là đồn biên phòng phía Tây của địch, chiến dịch diễn ra từ ngày 19/10/1965 - 26/11/1965 đúng như kịch bản của ta vạch sẵn bộ đội ta tiêu diệt gọn 1 tiểu đoàn, đánh thiệt hại 2 tiểu đoàn thuộc lữ đoàn số 3, sư đoàn kỵ binh không vận số 1 của Mỹ, loại khỏi vòng chiến đấu lữ đoàn 3 quân Mỹ, tiêu diệt gần hết Chiến đoàn 3 quân ngụy. Oét-mo-len công khai thừa nhận: "Đây là tiểu đoàn Mỹ duy nhất bị tiêu diệt gọn trong chiến tranh ở Nam Việt Nam". Sau 30 năm ông mới tiết lộ với đồng đội sở dĩ thay đổi không mở chiến dịch giải phóng Bắc Tây Nguyên là vì hồi đó tình báo Mỹ lấy được kế hoạch đánh Tây Nguyên của ta. Tướng Mỹ Moore, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 trong chiến dịch Plâyme sau khi đi thăm lại Plâyme hỏi lại ông về kế hoạch đánh Tây Nguyên. Ông trả lời: "Chúng tôi chủ động lùi kế hoạch đó". Moore hỏi: "Các ngài lùi đến bao giờ?". Ông trả lời tiếp: "Chúng tôi lùi đến năm 1975". Moore chấp tay vái ông: "Chúng con xin chịu thua Cụ". Trong chiến dịch mùa Xuân năm 1975, Chu Huy Mân là Chính ủy chiến dịch giải phóng Đà Nẵng và một số đảo.

Nhà lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân tại quê nhà xã Hưng Hoà, TP. Vinh, Nghệ An.

Tháng 3/1977, ông được điều về làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương. Năm 1980, ông được Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IV giao kiêm chức Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng liên tục khóa III, IV, V, Ủy viên Bộ Chính trị khóa IV và khóa V, đại biểu Quốc hội khóa II, VI, VII. Năm 1981, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.

Trên cương vị phụ trách công tác Đảng, cán bộ chỉ huy cao cấp trong quân đội ông có công to lớn xây dựng quân đội ta vững mạnh về chính trị. Ông cùng Đảng ủy Quân sự Trung ương chỉ đạo lực lượng vũ trang đánh bại chế độ Pôn Pốt cứu đất nước Cam-pu-chia khỏi họa diệt chủng.

Trên cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam ông cùng với lãnh đạo Đảng, nhà nước, Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng đề xuất nhiều chủ trương và quyết sách đúng đắn, đồng thời trực tiếp lãnh đạo thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo xây dựng Quân đội theo hướng: "Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại".

Ông được phong quân hàm Thiếu tướng năm 1958, thăng quân hàm vượt cấp từ Thiếu tướng lên Thượng tướng năm 1974, Đại tướng năm 1980, là một người nhiều lần được gặp và làm việc với Bác Hồ. Trải qua 75 năm hoạt động Cách mạng dù ở cương vị công tác nào ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, một chiến sĩ Cộng sản kiên cường, bất khuất, luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết. Ông là một nhà chính trị, quân sự song toàn./.

 
Liên kết
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 32447